Nơron là thành phần cơ bản của hệ thần kinh, đóng vai trò quan trọng trong tủy sống và não bộ. Trong não bộ, ước tính có khoảng 100 tỷ nơron thần kinh. Chúng là những yếu tố chủ đạo thực hiện các chức năng của não bộ, hỗ trợ quá trình suy nghĩ, phát triển và vận động. Mỗi loại nơron có vai trò cụ thể trong việc giúp chúng ta suy nghĩ và tham gia vào cuộc sống hàng ngày.
Table of Contents
Nơron là gì?
Nơron là một từ được tạo ra từ tiếng Pháp, neuron. Chúng là những tế bào có chức năng cảm ứng, truyền và phát đi xung điện thần kinh từ não đi tới khắp cơ thể và thu nhận thông tin trở về não. Nơron là đơn vị tế bào cơ bản hình thành nên hệ thống thần kinh, và đó cũng là một phần quan trọng nhất của não bộ, tủy sống và toàn bộ hệ thần kinh.
Não bộ được phân thành hai phần là chất trắng và chất xám. Chất trắng được thành lập từ các sợi nhánh và thân của nơron. Cấu trúc chất trắng của não được hình thành bởi sợi trục của nơron. Nghiên cứu đã ghi nhận được khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh trong não bộ của con người, tuy nhiên chỉ chiếm khoảng 10% tổng số tế bào não. 90% còn lại của não bộ được tạo thành bởi các tế bào thần kinh đệm, hỗ trợ và bảo vệ nơron.
Cấu trúc của nơron
Tế bào thần kinh, còn được gọi là nơron, chứa một lượng nước chiếm khoảng 70-80% tổng thể, còn lại là lipid (20%) và protein (80%). Thể tích của một nơron có thể nằm trong khoảng từ 600 đến 70.000 µm³. Nơron được hình thành bởi ba thành phần chính gồm thân tế bào, đuôi gai và sợi trục.
Thân tế bào
Soma, hay còn gọi là thân tế bào thần kinh, là khu vực lớn nhất của nơron. Nó chứa các cơ quan quan trọng để hỗ trợ hoạt động của nơron, bao gồm nhân tế bào, ty thể, lưới nội chất, lysosome, ribosom, bộ máy golgi, ống siêu vi, tơ thần kinh và các bào quan khác.
Thân nơron chịu trách nhiệm cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cho toàn bộ nơron. Đồng thời, nó là trung tâm tiếp nhận xung thần kinh từ các tế bào khác và truyền chúng đến các tế bào tiếp theo.
Thân nơron là thành phần giúp nơron hoạt động trơn tru
Đuôi gai
Đuôi gai (Dendrite) là những cành ngắn phát triển từ thân của tế bào thần kinh. Thường mỗi tế bào thần kinh có nhiều đuôi gai, và mỗi đuôi gai chia ra thành nhiều nhánh nhỏ. Những nhánh nhỏ này có chức năng tiếp nhận xung dẫn truyền từ tế bào trước đó và chuyển tiếp đến thân của tế bào thần kinh. Đây còn được gọi là tín hiệu đi theo hướng từ trước đến sau.
Sợi trục
Sợi trục, được gọi bằng tên tiếng Anh là Axon, là nhánh dài nhất được tách ra từ thân tế bào thần kinh. Mỗi nơron thường chỉ có một sợi trục, chúng có nhiệm vụ chuyển tín hiệu từ thân nơron đến tế bào tiếp theo, có thể là tế bào thần kinh hoặc tế bào của mô cơ quan. Sợi trục có độ dài khác nhau và đường kính dao động từ 0,5 đến 22 μm.
Dọc theo sợi trục, có một lớp myelin bao phủ, được tạo ra bởi tế bào Schwann, một loại tế bào thần kinh đệm. Lớp vỏ myelin không hoàn toàn bao bọc sợi trục, mà tạo thành các vùng nhỏ gọi là eo Ranvie có độ dày từ 1,5 – 2 μm. Ở cuối sợi trục, có một cấu trúc đặc biệt được gọi là Synapse (khớp nối thần kinh), dùng để truyền tín hiệu thần kinh bằng xung điện hoặc chất dẫn truyền thần kinh.
Sợi trục dài giúp tế bào thần kinh dẫn truyền xung động thần kinh
Các loại nơron
Có hai phương pháp phân loại nơron phổ biến. Chi tiết như sau:
Phân loại theo hướng dẫn truyền tín hiệu thần kinh.
Phân loại theo nhiệm vụ:
Ba loại nơron thực hiện chức năng riêng biệt giúp ta vận động và thích nghi
Nơron có chức năng gì?
Nơron có chức năng quan trọng nhất là truyền tín hiệu thần kinh dưới dạng xung điện và hóa học. Điều này giúp não bộ điều khiển, kiểm soát và điều hòa hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra, nó còn thu nhận tín hiệu từ môi trường bên ngoài để giúp cơ thể thích nghi.
Nơron cảm giác
Theo phân loại chức năng, tế bào thần kinh cảm giác đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con người có khả năng cảm nhận các giác quan như ngửi, nghe, nhìn, nếm và cảm nhận đụng chạm. Đồng thời, những tế bào thần kinh cảm giác này cũng được kích thích bởi các yếu tố từ bên ngoài môi trường như âm thanh, nhiệt độ, ánh sáng, mùi vị và cảm ứng.
Điều này sẽ giúp bạn tránh các nguy hiểm từ môi trường bên ngoài. Ví dụ, khi bạn chạm vào một bình nước đang sôi, ngón tay sẽ cảm nhận được nhiệt độ nóng và gửi tín hiệu về não. Khi đó, não sẽ tự động rụt lại tay để tránh bị bỏng.
Nơron có chức năng gì không phải ai cũng biết
Nơron vận động
Tế bào thần kinh vận động có vai trò chuyển tín hiệu từ não bộ và tủy sống tới các cơ quan và tứ chi, giúp chúng ta thực hiện các hoạt động vận động và sinh hoạt hàng ngày. Vận động bao gồm cả những hoạt động tự chủ như ăn, nói chuyện, đi lại… Và những hoạt động không tự chủ như quả tim đập, dạ dày co bóp để tiêu hóa thức ăn… Mà chúng ta không có ý thức.
Có hai loại nơron vận động trong hệ thống thần kinh. Nơron vận động dưới chịu trách nhiệm chuyển tín hiệu từ tủy sống đến các cơ quan vận động. Nơron vận động trên đóng vai trò trong việc truyền tín hiệu giữa tủy sống và não bộ.
Nơron vận động giúp ta vui đùa, chạy nhảy
Nơron trung gian
Tế bào trung gian hay còn được gọi là nơron liên lạc, là loại tế bào thần kinh phổ biến nhất trong hệ thần kinh. Chúng chịu trách nhiệm truyền tín hiệu từ nơron cảm giác đến nơron vận động, đồng thời chuyển giao thông tin giữa các nơron trung gian khác nhau. Nhờ vai trò này, nơron trung gian đóng vai trò như một cầu nối, hình thành các mạng lưới phức tạp giúp cơ thể phản ứng với các kích thích từ môi trường xung quanh.
Bài viết dưới đây là của nhà thuốc Long Châu về câu hỏi “Chức năng của nơron là gì”. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu thêm về chủ đề này. Nơron là thành phần cơ bản và quan trọng nhất trong hệ thần kinh. Nó bao gồm ba phần cấu trúc là phần thân, sợi trục và các sợi nhánh. Nơron có nhiệm vụ truyền tín hiệu điện từ não bộ đến các cơ bó giúp chúng ta vận động và thực hiện các hoạt động cơ bản. Nơron cũng nhận tín hiệu từ môi trường thông qua não, giúp chúng ta phản ứng và thích nghi với môi trường.
Ánh Vũ.
Nguồn tham chiếu: Tổng hợp.