Chứng chỉ tiền gửi là gì? Ưu nhược điểm và có gì khác sổ tiết kiệm

by ERA Capital
0 comment

Khi nhắc đến việc đầu tư và tích lũy lợi nhuận, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến việc gửi tiết kiệm, mua bảo hiểm nhân thọ hoặc đầu tư vào chứng khoán. Tuy nhiên, thực tế cho thấy bạn vẫn có một lựa chọn khác để gia tăng thu nhập từ số tiền dư thừa của mình, đó chính là chứng chỉ tiền gửi. Vậy chứng chỉ tiền gửi là gì? Nó khác như thế nào so với sổ tiết kiệm? Hãy cùng khám phá ngay nhé!

Chứng chỉ tiền gửi là gì?

Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of Deposit) là một giấy tờ có giá, được ngân hàng phát hành để thu hút vốn từ tổ chức hoặc cá nhân. Nó tương đương với một quyển sổ tiết kiệm, chứng minh rằng bạn đã gửi một số tiền có kỳ hạn tại ngân hàng đó.

Loại hình chứng chỉ này xuất hiện lần đầu tại Mỹ vào năm 1961 và đã trở nên phổ biến hơn ở Anh. Ban đầu, chứng chỉ tiền gửi được coi như một loại trái phiếu và chủ sở hữu có quyền chuyển nhượng, tặng cho người khác.

Khi bạn sở hữu chứng chỉ tiền gửi này, bạn sẽ tiếp tục nhận được lãi suất định kỳ theo quy định của ngân hàng, giúp bạn yên tâm hơn về tính an toàn và minh bạch.

Chứng chỉ gửi tiền là các giấy tờ do các ngân hàng phát hành để thu hút vốn.
Chứng chỉ tiền gửi được các ngân hàng phát hành để huy động vốn (Nguồn: Internet)

Nội dung ghi trên chứng chỉ tiền gửi

Chứng chỉ tiền gửi sẽ bao gồm các nội dung chính sau đây để bạn dễ dàng nhận biết và kiểm tra lại thông tin.

  • Tên ngân hàng ban hành;.
  • Tên gọi của loại tài liệu (chứng chỉ tiền gửi);.
  • Giá trị, thời gian có hiệu lực, ngày phát hành, ngày kết thúc;
  • % Lãi suất, cách thức trả lãi, thời gian trả lãi, địa điểm thanh toán gốc và lãi;.
  • Hiển thị rõ chứng chỉ tiền gửi đăng ký hoặc ẩn danh.
  • Thông tin cần ghi rõ khi mua giấy tờ có giá bao gồm tên của tổ chức, số giấy phép thành lập hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh và địa chỉ của tổ chức.
  • Người mua chứng chỉ tiền gửi (nếu là cá nhân) cần cung cấp thông tin cá nhân bao gồm họ và tên, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, và địa chỉ.
  • Ký hiệu, số sê-ri phát hành chứng chỉ tiền gửi.
  • Phiếu trả lãi phải đi kèm với thông tin về giấy tờ có giá trị (bao gồm số sê-ri và mệnh giá), lãi suất, số tiền lãi nhận được và kỳ hạn nhận lãi.
  • Chữ ký của người đại diện tổ chức tín dụng theo quy định pháp luật, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành hoặc người được ủy quyền theo quy định pháp luật và các chữ ký khác do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định.
  • Các thông tin khác có liên quan hoặc bổ sung cho chứng chỉ tiền gửi.
  • Các thiết kế và in ấn của chứng chỉ tiền gửi phải đảm bảo khả năng chống sao chép.
  • Nội dung được ghi trên chứng chỉ tiền gửi (Nguồn: Internet)
    Nội dung ghi trên chứng chỉ tiền gửi (Nguồn: Internet)

    Các loại chứng chỉ tiền gửi

    Hiện tại, có 3 hình thức chứng chỉ tiền gửi chính, bao gồm:

  • Chứng chỉ ghi danh tiền gửi là một loại giấy tờ có giá trị được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc ghi sổ và có tên của người sở hữu.
  • Chứng chỉ vô danh tiền gửi là giấy tờ hoặc ghi sổ không mang tên người sở hữu, có giá trị phát hành. Trong trường hợp này, quyền sở hữu chứng chỉ thuộc về người nắm giữ.
  • Chứng chỉ tiền gửi ghi sổ là loại chứng chỉ không thể chuyển nhượng. Thường được bán theo mệnh giá và lãi suất được nhận vào ngày đáo hạn.
  • Gửi tiết kiệm tại Ngân hàng số Timo

    Tỷ lệ lợi tức 8,3%/ năm.

    Thủ tục online, không cần ra chi nhánh.

    Miễn phí rút ATM tại mọi ngân hàng, miễn phí duy trì.

  • Ưu và nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi

    Sau đó, Timo cũng sẽ chia sẻ thêm cho bạn những lợi và hạn chế của hình thức tiết kiệm này nhé.

    Ưu điểm Nhược điểm
    – Là sản phẩm đầu tư không rủi ro, được đảm bảo bởi các tổ chức tài chính lớn.
    – Tương tự gửi tiết kiệm, gốc và lãi sẽ được đảm bảo trong suốt thời hạn chứng chỉ.
    – Trong cùng một kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi thường có lãi suất cao hơn tiết kiệm.
    – Dễ dàng chuyển nhượng hoặc bán, cho tặng cho nhiều mục đích khác nhau.
    – Không được tất toán trước hạn.
    – Tính thanh khoản thấp.
    – Lãi suất dài hạn chưa cao.

    Trước khi mua, hãy xem xét rủi ro tài chính đột xuất để tránh khó khăn về tiền mặt, dù lãi suất của loại hình này cao hơn gửi tiết kiệm nhưng tính thanh khoản lại không cao.

    Phân biệt chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm

    Bên cạnh đó, Timo sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin bổ sung để giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa gửi tiết kiệm và chứng chỉ tiền gửi.

    Đặc điểm Chứng chỉ tiền gửi Sổ tiết kiệm
    Lãi suất Lãi cao và ổn định hơn, tùy vào dài hạn hay trung hạn. Mỗi ngân hàng có mức lãi suất khác nhau, tùy kỳ hạn.
    Kỳ hạn Kỳ hạn dài, tùy theo đợt và ngân hàng. Các kỳ hạn ngắn từ 1, 2, 3, trung hạn từ 6, 9 tháng và dài hạn gồm 12, 24, 36 tháng,…
    Tính thanh khoản Không được rút/ tất toán trước hạn, hoặc nếu có phải qua nửa kỳ hạn (tùy quy định ngân hàng). – Có thể rút tiền dễ dàng khi đến hạn.
    – Có thể rút trước hạn nhưng phải chịu mức lãi suất không kỳ hạn thường thấp 0,1-0,2%/năm.

    Sau khi đọc bài viết của Timo, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm chứng chỉ tiền gửi và những ưu, nhược điểm của nó. Nhờ đó, bạn sẽ có thêm sự lựa chọn cho nhu cầu đầu tư và tích lũy của mình để đảm bảo an toàn hơn.

    Nếu bạn cảm thấy hình thức này không phù hợp với tình hình tài chính của mình vì tính thanh khoản thấp, việc gửi tiết kiệm sẽ là lựa chọn tốt hơn. Với sản phẩm tiết kiệm Timo Deposit Term, bạn sẽ nhận được lãi suất ưu đãi lên đến 8.9% mỗi năm trong kỳ hạn 18 tháng, đứng trong top đầu thị trường.

    Tháng Lãi suất năm
    1 6.0%
    3 6.0%
    6 8.0%
    12 8.6%
    18 9.0%

    Timo cho phép bạn phân chia sổ tiết kiệm thành tối đa 4 sổ nhỏ hơn cùng kỳ hạn. Khi cần thiết, bạn chỉ cần tất toán sớm 1 sổ để sử dụng và các sổ còn lại vẫn được hưởng lãi suất như thỏa thuận ban đầu. Điều này giúp bạn tối ưu hóa lãi suất từ Timo.

    Bạn còn có thể thực hiện việc thanh toán tài khoản tiết kiệm trên ứng dụng Timo mà không cần phải đến quầy giao dịch, giúp bạn tiết kiệm thời gian và tăng thu nhập một cách an tâm.

    Hãy mở ngay tài khoản tiết kiệm tại Timo để tích lũy cho tương lai tốt hơn bạn nhé!

    You may also like

    Leave a Comment

    You cannot copy content of this page